Anh cứ hát mãi cái câu duy nhất của Beatles (duy nhất vì người ta chỉ cần biết câu ấy là đủ, chẳng cần gì thêm): All You Need Is Love. Suốt đời chúng ta đi tìm tình yêu, rồi buồn, không phải là không có gì để yêu, mà vì yêu quá nhiều người, nhiều thứ, nhiều nơi chốn, nhiều khoảnh khắc, nhiều câu chuyện. Yêu nhiều nhưng sao cái cảm giác thiếu nhau vẫn vương vất mãi. Chúng ta mong ước hội ngộ, tưởng tượng được ngồi với nhau một buổi thì sẽ thôi cô độc. Nhưng khi gặp nhau, mọi người nói rất nhiều, và chẳng nói được với nhau gì mấy. Cảm giác khát khao vẫn luôn quanh đây. Khi ra về, điều còn lại là một lỗ trống, một chút băng không chịu tan nơi vách của trái tim. Chúng ta yên lặng khi ngồi trước mặt nhau, và yên lặng khi trở về với căn phòng của riêng mình. Tôi lên mạng, viết một câu nhỏ nhoi gửi đi vào cyberspace: “Hôm nay buồn quá”, rồi cảm thấy nói câu đó không với ai cả dễ hơn nói với người mình yêu nhất. Với những người mình yêu, chỉ có sự yên lặng.
Nỗi cô đơn lâu ngày thành bạn thân, đằm thắm đến nỗi kỷ niệm tôi yêu mến nhất trong một năm nay không phải là những ngày hay đêm vui chơi với các tình yêu, mà là một đêm ngồi chèo queo trên một chuyến xe đò vắng hiu từ miền Trung với một cái iPod bị hết pin (vì iPod luôn luôn bị hết pin khi mình cần nó nhất). Tôi nhìn ra cửa sổ, những vách núi mờ tối, bóng những cây rừng đến gần rồi đi xa, dường như bất động, dường như mênh mang như chưa bao giờ gắn bó với mặt đất, và tôi nghĩ, tất cả những chuyến đi của tôi từ nay về sau sẽ luôn luôn cô đơn, buồn bã và bất định như thế này, và tim tôi chợt buốt lại như chưa bao giờ nó buốt như thế.
Và tôi lại đi tìm tình yêu, bởi vì all you need is love, tôi cần, không biết bao nhiêu thì đủ, trong khi tôi đã trót yêu quá nhiều thứ, đến nỗi tình yêu đã tràn ra khỏi lồng ngực, chảy lan đi mọi phía. Ôi những tình yêu không có hội ngộ, không có lời lẽ nào, không có con nhện nào giăng tơ nhốt những trái tim lại thôi đừng đi xa nữa. Không ai nói với ai: Hãy ở lại đây đêm nay, ít nhất là đêm nay.
Sunday, 30 November 2008
Friday, 21 November 2008
Một đoạn phim rất ngắn, không âm thanh
Chúng tôi đang ngồi trong quán, chung quanh một chiếc bàn nhìn ra đường.
Có một đứa bé bán vé số, một cậu bé trai chỉ độ 3 hay 4 tuổi, đang chơi một mình bên ngoài. Cái cửa kính lớn giữa chúng tôi với cậu cũng ngăn các tiếng động bên ngoài không lọt vào chỗ chúng tôi. Chúng tôi nhìn ngắm cậu như trong một đoạn phim câm.
Cậu bé một tay cầm xấp vé số, nhưng quên bén mình còn phải đi bán nó. Một tay cậu đánh đu ở cái cột điện, say sưa với trò chơi của một đứa bé con. Mặt cậu bé thông minh, xinh xắn và không có chút buồn tủi nào, nhưng thân thể cậu thì gầy ốm, bé choắt.
Chúng tôi nhìn cậu, không nói gì. Nhưng điều lạ lùng xảy ra là chúng tôi bắt đầu quan sát nhau. Chúng tôi chưa bao giờ hỏi nhau chúng tôi nghĩ gì về cách biệt giàu nghèo trong xã hội, về những đứa bé bị ném ra đường không ai bảo vệ. Và giờ đây, chúng tôi lẳng lặng nhìn nhau, để đoán bạn mình đang nghĩ gì, đúng hơn là đang có cảm giác gì khi nhìn thấy cậu bé này. Cậu thực sự còn quá nhỏ, mong manh, và gương mặt cậu quá đẹp (có đứa bé 4 tuổi nào mà không đẹp?)
Cuối cùng có một người đứng dậy vay bạn mấy ngàn để bước ra mua vé số. Vợ anh ấy ngăn lại, cho rằng mua vé số là khuyến khích cho bố mẹ cậu bé bắt cậu ấy đi bán vé số. Vì một lý do nào đó, tôi không biết kết cục ra sao. Bạn tôi có mua giúp cậu bé một tờ vé số hay không thì cũng không quan trọng, vì không ai sẵn sàng cãi nhau vì một cậu bé con bán vé số cả, mà sẽ lẳng lặng chiều lòng nhau, thôi, nếu em nói vậy thì anh không mua vậy. Ba phút sau, sẽ không còn ai nghĩ đến cậu bé nữa.
Chúng ta sống, lơ đễnh với thế giới của mình, với những người cùng chia sẻ thế giới với mình. Khi cặp mắt của một cậu bé buộc chúng ta nhìn thấy cuộc sống của những người khác, trong vài phút, chúng ta thấy bất an. Hình như cách sắp xếp xã hội rất bất công. Hình như chúng ta rất nhẫn tâm bỏ mặc lũ trẻ con với những cha mẹ lợi dụng con em mình. Hình như thành phố rất phũ phàng...
Không phải hình như, mà chắc chắn là vậy.
Nhưng đã từ lâu, chúng ta không biết phải làm gì, nên cũng không có một quan niệm nào nữa. Mua một tờ vé số từ một đứa bé con 4 tuổi, là đúng hay sai?
Có một đứa bé bán vé số, một cậu bé trai chỉ độ 3 hay 4 tuổi, đang chơi một mình bên ngoài. Cái cửa kính lớn giữa chúng tôi với cậu cũng ngăn các tiếng động bên ngoài không lọt vào chỗ chúng tôi. Chúng tôi nhìn ngắm cậu như trong một đoạn phim câm.
Cậu bé một tay cầm xấp vé số, nhưng quên bén mình còn phải đi bán nó. Một tay cậu đánh đu ở cái cột điện, say sưa với trò chơi của một đứa bé con. Mặt cậu bé thông minh, xinh xắn và không có chút buồn tủi nào, nhưng thân thể cậu thì gầy ốm, bé choắt.
Chúng tôi nhìn cậu, không nói gì. Nhưng điều lạ lùng xảy ra là chúng tôi bắt đầu quan sát nhau. Chúng tôi chưa bao giờ hỏi nhau chúng tôi nghĩ gì về cách biệt giàu nghèo trong xã hội, về những đứa bé bị ném ra đường không ai bảo vệ. Và giờ đây, chúng tôi lẳng lặng nhìn nhau, để đoán bạn mình đang nghĩ gì, đúng hơn là đang có cảm giác gì khi nhìn thấy cậu bé này. Cậu thực sự còn quá nhỏ, mong manh, và gương mặt cậu quá đẹp (có đứa bé 4 tuổi nào mà không đẹp?)
Cuối cùng có một người đứng dậy vay bạn mấy ngàn để bước ra mua vé số. Vợ anh ấy ngăn lại, cho rằng mua vé số là khuyến khích cho bố mẹ cậu bé bắt cậu ấy đi bán vé số. Vì một lý do nào đó, tôi không biết kết cục ra sao. Bạn tôi có mua giúp cậu bé một tờ vé số hay không thì cũng không quan trọng, vì không ai sẵn sàng cãi nhau vì một cậu bé con bán vé số cả, mà sẽ lẳng lặng chiều lòng nhau, thôi, nếu em nói vậy thì anh không mua vậy. Ba phút sau, sẽ không còn ai nghĩ đến cậu bé nữa.
Chúng ta sống, lơ đễnh với thế giới của mình, với những người cùng chia sẻ thế giới với mình. Khi cặp mắt của một cậu bé buộc chúng ta nhìn thấy cuộc sống của những người khác, trong vài phút, chúng ta thấy bất an. Hình như cách sắp xếp xã hội rất bất công. Hình như chúng ta rất nhẫn tâm bỏ mặc lũ trẻ con với những cha mẹ lợi dụng con em mình. Hình như thành phố rất phũ phàng...
Không phải hình như, mà chắc chắn là vậy.
Nhưng đã từ lâu, chúng ta không biết phải làm gì, nên cũng không có một quan niệm nào nữa. Mua một tờ vé số từ một đứa bé con 4 tuổi, là đúng hay sai?
Subscribe to:
Posts (Atom)