Mấy năm trước, trong lúc phim Hạt mưa còn lênh đênh ở đâu không có hy vọng nào được chiếu ở Việt Nam, giám đốc sản xuất có một ước mơ là đem phim về chiếu ở Bắc Ninh và Phù Lãng, cho diễn viên quần chúng đã có mặt trong phim xem.
Chúng tôi hoàn toàn không biết họ sẽ nghĩ gì về phim, nhưng dù thế nào chúng tôi vẫn mong họ ít nhất nhìn thấy kết quả của bao ngày chúng tôi đã làm việc với nhau.
Nhưng ước mơ đó không làm được, vì ở làng không có rạp. Khi phim chiếu ra mắt ở Hà Nội, Trương Tân lãnh phần thuê một chiếc xe 30 chỗ ngồi đi Bắc Ninh với chị tôi thật sớm, để đón 30 diễn viên quần chúng về Hà Nội xem phim. Sau đó chúng tôi sẽ đi ăn với nhau.
[Trước đó, chúng tôi cũng đã về Phù Lãng để tìm cô Bê, cô gái trong phim đã cắt đất, đạp đất với Lý An. Cô gái ấy đẹp và đáng yêu lạ lùng. Nhưng gia đình cô nói cô đã bỏ nghề gốm, đi làm gì đó ở Hải Phòng. Ngay cả gia đình cô cũng không liên lạc được vì không có địa chỉ và số điện thoại.]
Sau buổi chiếu, tôi thực sự, thực sự háo hức mong gặp lại các bác, các anh chị em diễn viên quần chúng từ Bắc Ninh đã đến với phim lúc chúng tôi quay ở chùa Dâu, và sau đó đã đi theo đoàn đến Phù Lãng. Tôi trốn không chào ban tổ chức, đôi ba người bên báo chí, người trong giới, bạn bè và người quen đang dành sẵn cho tôi một lời khen, chê, hoặc một lời dạy dỗ cách làm phim để ghi khắc cho phim sau.
Tôi mau chóng ra ngoài gặp được các diễn viên quần chúng. Chúng tôi lên xe 30 chỗ ngồi đi đến một quán ăn trên đường lớn.
Nhưng buổi gặp lại nhau tan hoang trong xa lạ. Họ không nhận ra tôi, tôi khác người họ biết. Tôi cũng không nhận ra họ. Để sắp xếp đón đưa, Trương Tân đã báo giờ cho họ tập trung ở chùa để đi Hà Nội. Họ đã lấy từ tủ ra hay đi mượn những bộ quần áo đẹp, nghĩa là những bộ quần áo giống như quần áo của dân thành phố nhất, chứ không phải là những bộ quần áo đẹp. Họ đã tập cách đi đứng, ăn nói sao cho đừng quê mùa. Các phụ nữ trang điểm vụng về, kẽ mắt quá đen, phấn hồng quá đỏ, và nụ cười quá lạc nhịp. Họ muốn mang vẻ tự tin của người thành phố, ngay cả khi nói chuyện với nhau họ cũng không biết cách đặt câu. Họ nhìn những đĩa thức ăn đầy nghi ngờ, vì biết rằng khi gắp thức ăn vào bát thế nào mình cũng làm cái gì đó sai, không đúng cách của dân Hà Nội.
Họ đã hoàn toàn thản nhiên mặc những bộ quần áo mà chúng tôi nghĩ là giống thứ quần áo người ta mặc cách đây 200 năm; thản nhiên đi đứng, ăn uống, nói chuyện trước ống kính và năm sáu dàn đèn cùng một đống dây nhợ và đám quay phim tây tàu lộn xộn. Rồi ở đây họ hoàn toàn lạc lõng, thất bại trong vai diễn làm người thành phố, trước cặp mắt của chỉ vài ba anh chàng phục vụ quán ăn mà họ cho là người Hà Nội.
1 Đóng phim trong đời thật khó hơn đóng phim trong phim.
2 Người ta cần đi trên mặt đất của mình.
Wednesday, 2 May 2007
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Em nghĩ, trong phim của chị, cho dù là vai quần chúng, nhưng đó thật sự là chính cuộc sống họ đang sống. Người ta đâu có diễn vai quần chúng, người ta chỉ mặc quần áo của phim và đem cuộc sống họ đang sống, ở nơi họ đang ở vào phim..
ReplyDeleteCó một cảm giác rất lạ mỗi lần đi về nông thôn Bắc Bộ, hầu như cuộc sống của 200 năm về trước với bây giờ không khác nhau nhiều. Không biết sao...
Tiec nhi. Phai chi co the mang phim ve que. Du sao, ho van cam thay thoai mai nhat o nha minh...
ReplyDeleteChúng ta đều đang sắm vai quần chúng trong bộ phim của những người khác.
ReplyDeleteĐúng là cuộc đời có nhiều điều trớ trêu thật :( Đang sống hay là đang diễn một cuộc sống? Chắc phải vài năm nữa mới trả lời được câu hỏi này...
ReplyDelete[OFF] Sau này chị có làm phim nữa cho em xin vai... quần chúng :"> [/OFF]
(^_^).
ReplyDelete"Họ nhìn những đĩa thức ăn đầy nghi ngờ, vì biết rằng khi gắp thức ăn vào bát thế nào mình cũng làm cái gì đó sai, không đúng cách của dân Hà Nội"
ReplyDelete- Khi người ta bắt đầu nghi ngờ là người ta có cơ hội tự đặt cho mình câu hỏi "đâu là đất của mình?". Ai biết đâu là đất của mình giơ tay cái coi :D
cái bệnh này khó chữa lắm chị à. Ai cũng có " cái sĩ" của mình mà.Nghe cái long đong của HMRBL mà buồn cho nền phim ảnh nước nhà. Nỗi đau chẳng biết đến từ đâu?
ReplyDeleteVẫn cứ như vậy. Em nhớ trong cuốn Nhật ký Mã Yến - một cuốn sách về cô bé vùng Nội Mông Trung Quốc được đi học. Khi đi cùng mẹ tới thành phố để mẹ cô chữa bệnh, Mã Yến còn nói: "Mẹ đứng thẳng lên, đừng đi gù gù, trông quê mùa lắm." Những người nông dân, dù ở đâu vẫn vậy.
ReplyDeleteNhững người có mặc cảm quê mùa, họ cứ nghĩ rằng nếu họ khoác lên mình cái vỏ khác thì họ sẽ thôi quê mùa...
Thế họ không nhận ra chị là vì lý do gì thế? Em thấy tò mò quá!!! Đọc entry này của chị mà thấy bùi ngùi quá.
ReplyDeleteđúng rồi, sao họ không nhận ra chị
ReplyDeleteEntry hay quá
Nguoi o nha que luc nao cung mac cam "nha que"
ReplyDelete