Trong danh sách 100 nhà trí thức hàng đầu thế giới của tạp chí Prospect, có 14 người Anh, 38 người Mỹ, chỉ có 3 người Pháp, 3 người Đức, các nước Đông Âu 2 người. Á châu được vài người.
Nhà báo Thierry Chervel, trong một bài phỏng vấn, đã hỏi triết gia Pháp Bernhard-Henri Levy có phải cuộc sống trí thức của Âu châu đã dời nhà qua Mỹ rồi chăng. Levy, tuy cho rằng danh sách của Prospect chỉ là của Prospect, nhưng hoàn toàn đồng ý rằng Mỹ là nơi cuộc sống trí thức sinh động nhất – từ 30 năm nay ông vẫn ngỡ trung tâm của các tư tưởng thế giới là Paris. Trung tâm đó đã dời về New York.
Chervel hỏi tiếp là tại sao ở Pháp và ở Đức thiếu hẳn một thế hệ trí thức. Levy tránh câu trả lời bằng cách nói rằng đã nói đến trí thức thì không nên dùng tiếng "thế hệ". Thế hệ là một thứ gì dấy lên rồi lụi tàn, trong khi thời gian của trí thức là một thứ thời gian rất lạ lùng. Một người trí thức là một người chợt nhiên bắt đầu suy tư, như thể các bản văn khai sáng của Kant vừa mới được viết hôm qua.
Chervel không chịu cho qua. Không nói đến thế hệ, nhưng cũng còn bản đúc kết tình hình của lịch sử tư tưởng chứ. Nhớ lại những năm 60, nhớ lại Sartre… nhưng nay thì? Levy nói rằng trình độ tư tưởng được quyết định bởi những đòi hỏi của lịch sử. Lịch sử tạo ra cái bục diễn đàn nơi các nhà trí thức leo lên bắc ghế ngồi. Những câu hỏi được lịch sử ném ra, và các nhà trí thức tìm câu trả lời. Vấn đề thế hệ không đáng nói. Đáng nói là có những câu hỏi mới hay không. Đời sống trí thức buồn tẻ vì thiếu những câu hỏi. Còn những câu hỏi được đặt ra hiện nay, thì chúng chỉ làm cho người ta thấy bất ổn, có lẽ tê dại đi.
Những câu hỏi đó là những câu hỏi nào?
Câu hỏi về Hồi giáo cực đoan; về vấn đề khủng bố; về các thế lực chống lại nền triết học Khai sáng; và cuối cùng, câu hỏi là chúng ta học được gì, còn nhớ lại, giữ lại được gì từ phái suy nghĩ độc lập (chống lại cách suy nghĩ của người thừa hành nhận lệnh trên) trong hai, ba mươi năm qua.
(Phần còn lại của bài phỏng vấn xoay quanh cuốn sách mới của Levy về nước Mỹ, American Vertigo.)
Thế giới có cần những kẻ như em đây không hả chị ?
ReplyDeletesiêu tham nhũng:
ReplyDeleteHôm qua mới đọc được câu này của ông kia: Thế giới cần tôi chứ tôi không cần thế giới.
Tên của bạn gì đó hay nhỉ. Nếu muốn thế giới cần mình thì phải làm gì đó để thế giới cần chứ. :D
ReplyDeletecó trí thức nửa mùa vì lịch sử sinh ra họ.
ReplyDelete