Lâu rồi tôi có đọc một bài viết, bây giờ đã quên mất ở đâu. Bài đó nói rằng trong các nghề trong ngành nghệ thuật, nghề viết văn là nguy hiểm nhất. Cứ xem trong số nhà văn tôi yêu, đã có bao nhiêu người tự tử hoặc là gần như thế: Ernest Hemingway, Stefan Zweig, Virgina Woolf, Sylvia Plath, Heinrich von Kleist, Yukio Mishima, Jack London, Ryunosuke Akutagawa. Kế đến là nghề họa sĩ.. Làm nhạc có vẻ là nghề ít nguy hiểm. Trong danh sách tự tử không thấy có nhạc sĩ. Schumann tuy có đi bộ xuống sông Rhein, nhưng vì được cứu nên tên không nằm trong danh sách. Vì sao viết nhạc ít nguy hiểm hơn viết văn? Vì nghề viết văn cô đơn nên dễ phát rồ, hay vì nhạc sĩ không có khả năng tính toán cái chết cho mình như những nhà văn, vốn rất giỏi sắp xếp cái chết cho các nhân vật của mình?
Nghề văn nguy hiểm tương đương với nghề đào than đá.
Bài đó là một bài hài hước trên talaCu (talawas Cười) cách đây cũng đã khá lâu.
ReplyDeleteCòn những nhà văn đại gia có vấn đề về thần kinh nữa chứ: Dox, Mopatxang, ...
ReplyDeleteMức độ nguy hiểm có lẽ tỷ lệ thuận với tầm vóc tư tưởng của nhà văn.
ReplyDeleteChẳng hạn, J.K.Rowling hay Dan Brown cùng nhiều tác gia best-seller khác, đâu có vấn đề gì phải không chị ? :)
Chúc chị luôn vững tâm trong nghề viết. Chờ đón các tác phẩm mới của chị.
ReplyDeleteEm nghĩ có thể có 1 số yếu tố:
ReplyDeleteNhà văn hay tự tử có thể vì họ dễ sống ở trạng thái chênh vênh giữa hai thế giới trong một thời gian dài: thế giới thực và thế giới văn chưưong của họ. Hai thế giới này lại không quá khác nhau khiến họ nhiều khi bị lẫn giữa hai thế giới đó. Sáng tác của nhạc sĩ hay họa sĩ cũng là quá trình cô đơn nhưng đó hoàn toàn là một thế giới khác trong khi sáng tác, khiến người ta không bị lẫn trong quá trình đó, và dễ thích nghi ngay khi trở lại cuộc sống bình thường.
Với lại khi viết văn thường các nhà văn cũng dễ bị ám ảnh bởi cái chết hơn (rất hiếm tác phẩm lớn nào mà không có cái chết trong đó), dần dần việc đó khiến người ta dễ chấp nhận cái chết hơn. Trong tác phẩm của các nhà văn tự tử, hầu như đều có những truyện mà nhân vật chính cũng tự tìm tới cái chết, đó gần như là một cách chuẩn bị cho việc tự tử ngòai đời thực của nhà văn (trên thực tế những người đã một lần tự tự thường có xu hướng tiếp tục tự tử khi gặp vấn đề).
Đọc entry này nhớ tới câu thơ tuyệt mệnh của Essenin khi tự tử:
"Trên đời này, chết là điều chẳng mới
Nhưng sống thật tình cũng chẳng mới gì hơn."
..và phụ thuộc vào thời đại mà nhà văn ấy đang sống. Số mệnh của lịch sử cũng góp phần quan trọng.
ReplyDeletecòn nghề đạo diễn ĐA thì sao hả chị ?
ReplyDeleteĐạo diễn mà tự tử thì phải biết: sẽ có cái chết đúng vào giờ có một chút nắng vàng chiếu vào đám cỏ bên cạnh, một chút gió và tóc mình bay lất phất để có hình ảnh động tương phản với sự bất động của gương mặt đã bắt đầu mất màu, và tiếng nhạc ấu thơ vẳng lên từ đám mây "tình cờ" bay ngang...
ReplyDeleteĐùa em thôi, chứ đạo diễn thì không tự tử. Người ta đã chết rồi sống dậy mới làm đạo diễn, không cần chết thêm một lần nữa làm gì.
em mới đọc Akutagawa gần đây, thấy văn ông đọc buồn thăm thẳm, một trí tuệ vĩ đại nhưng tâm hồn quá dằn vặt và sóng gió, một nhà văn rất đáng ngưỡng mộ.
ReplyDeleteÔ... nhạc sĩ ít người tự tử hơn nhà văn nhưng mà chết yểu thì cũng vô số đấy ạ. *_* Trong các bác được xưng tụng là thiên tài thì có bác Beethoven "thọ" nhất là 50 tuổi đấy thôi. Schubert chết vì nghèo ở tuổi 33, Mozart chết mất xác ở tuổi 35, Chopin thì chết mà mất tim....
ReplyDeleteồ nhớ rồi, Chopin chết năm 39 tuổi. :D Nhạc sĩ cũng có cái "yểu" bác ạ.
ReplyDeletenhac si tu tu nhieu chu a, Kurt Cobain Nirvana ne, Dai Bang cung co nguoi ne...Nhieu
ReplyDeletetrằn trọc, cô độc quá vì viết văn thì cũng dễ phát rồ (ko phải prồ). viết văn để không phải đi tự tử thì nên viết trong trại viết văn đông vui hoặc là viết một cách vô tư lự, không cần phải vật vã vì ai. nhưng làm như vậy thì chẳng để lại gì có ích. cách tốt hơn là chọn một nghề an toàn nhất, đó là nghề làm thinh (^_^).
ReplyDelete