Tuesday, 3 April 2007

Tiếng kiều đồng vọng

Tựa sách mượn từ một câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Dường như trên nóc bên thềm

Tiếng kiều đồng vọng bóng xiêm mơ màng


Đoàn Minh Phượng
Tiếng kiều đồng vọng

Tiểu thuyết


Chương 1 - 6/24

(Thật ra tác giả vẫn mong người đọc đọc cả cuốn chứ chỉ đọc vài chương làm gì. Sẽ đóng cửa link này trong vài ngày nữa)

28 comments:

  1. Sis, em đang đọc đây. Cho em sis tí. Từ 1 lần, nghe một bạn văn nói 1 cách khinh bỉ rằng: văn của (1 ai đó) toàn tính từ. Em đâm ra nghĩ ngợi, trước tiên, em ko hiểu tính từ thì có tội gì, và câu văn nhiều tính từ thì làm sao nhỉ/ rồi từ đó, em đâm ra cũng đi soi câu văn của ng khác như thế. Nhưng nói chung, sao em ko thể kếtnạp cái caâ nói ấy vào trong cách đọc văn được nhỉ? em thấy nó đâu có gì là đáng bị coi khinh nhỉ?
    (Cái này là buôn ngoài lề, ko dính gì đến TP của sis.

    ReplyDelete
  2. cam on chi, chac chan se doc vi rat thich Va khi tro bui :-)

    ReplyDelete
  3. Vừa kết thúc khúc dạo đầu. Đã thấy phong cách nhất quán của ĐMP rồi, dĩ nhiên là cả sự khác biệt. Rất mong đc đọc tiếp. Đọc đc truyện ngắn in trong Văn mới đầu tk rồi. Nó làm e kinh ngạc. còn Tội lỗi hồn nhiên thì ko thấy đâu để đọc.
    (Sori vì nói nhìu!:D

    ReplyDelete
  4. Tung lên hay là lấy xuống, that's the question.

    ReplyDelete
  5. hic, vua mail cho Sis xong thi moi biet da tung truyen len mang the nay...:) De em bao ban em vao doc nhé.

    ReplyDelete
  6. Em sẽ in ra, weekend này đi Hà Nội nghiền ngẫm.
    "Và khi tro bụi" em đọc trong vòng có 1 ngày, cầm lên rồi bỏ xuống không được

    ReplyDelete
  7. ...hic..coi lại copyright, không được phép in ra...
    em đành phải xách laptop theo rồi!!! hu hu...

    ReplyDelete
  8. Em tung doc "Tam nghin dem" o dau do' tren mang. Luc dau cu ngo la truyen ngan cua chi, doc xong thay thieu va khong tron ven. Hoa ra do chi la mot chuong o trong tieu thuyet moi cua chi.

    ReplyDelete
  9. Em vừa đọc xong 6 chương đầu. Chị viết truyện ma nhưng lại không phải truyện kinh dị :). Em cảm thấy nó cùng một tuyến tư tưởng với "Và khi tro bụi", có một chút trăn trở về quê hương ở đầu truyện và một hành trình tìm kiếm của một cô gái. Đọc các tác phẩm của chị em có cảm giác về một màu xám nhẹ, giống như nghe nhạc Bach.
    Cho em hỏi chị một câu là "Tiếng kiều" là gì ạ? Kiều có phải là cầu nguyện vong hồn không?

    ReplyDelete
  10. em nổi hết gai ốc luôn... :( và buồn nữa...

    ReplyDelete
  11. @Codet
    Tính từ cũng có nhiều loại tính từ.
    Cần tránh các tính từ mang tính áp đặt giá trị nhất là giá trị đạo đức. Dân viết báo xứ ta hay mắc lỗi nặng, lạm dụng các tính từ loại này trong phóng sự ("Một thiếu nữ XINH ĐẸP, NGÂY THƠ, chỉ vì BỒNG BỘT, đã trở nên một người vợ LĂNG LOÀN..."). Tính tự là công cụ tốt nhất để đánh giá, trong khi phóng viên thì không được đánh giá.
    Thứ đến, dùng nhiều tính từ áp đặt giá trị là đi đường tắt. "Cô gái thật NGÂY THƠ", thế là xong, đã có kết luật về cô gái ấy. Một người viết có trách nhiệm hơn sẽ ghi lại vài câu cô gái nói chuyện với 1 cậu bé 4 tuổi, và người đọc nghĩ cô này ngây thơ trong sáng thật, tuy chữ NGÂY THƠ không bao giờ được viết ra. Kết luận đó do người đọc nghĩ, cho nên nó sẽ vương lại trong lòng người đọc sâu hơn, lâu hơn.
    Ngoài ra thì tính từ rất cần thiết, không có nó làm sao người đọc biết hôm nay trời hơi rét. Không lẽ viết: "Loan dở tờ báo thấy ghi hôm nay 16 độ"?
    Văn có nhạc. Nhạc của J Conrad chẳng hạn, thứ gì cũng có 3 tính từ. ("He had been for a quarter of a century the wisest, the firmest, the most indulgent of guardians").
    Có một bác (hỗ thẹn quá chị quên mất tên rồi vì đọc đã vài mươi năm trước, hình như Thanh Tâm Tuyền) viết một truyện ngắn kể chuyện một cô gái mới nhận việc làm công cho 1 gia đình nọ (làm ô sin). Tự dưng cô nhảy lầu chết. Từng người trong nhà được hỏi chuyện / hỏi cung. Cả bài văn không có một tính từ nào, không có buồn vui, tốt xấu, đầy ắp hay trống trơn tình người gì cả. Người đọc ráp các dữ kiện không tính tự lại, hiểu ra một câu chuyện cực buồn (anh con trai con chủ nhà trước là tình yêu đầu tiên của cô ấy, và còn vài chuyện nữa). Cũng là một cách viết, nhưng ít hoặc không tác giả nào chọn cách viết này, chỉ riêng ở đây nó hợp với cốt truyện nên nó rất hay.

    ReplyDelete
  12. @Codet:
    Sẽ post Tội lỗi hồn nhiên. Mới đầu định diếm đi cho xong, nhưng sao nghĩ lại phải can đảm hơn một chút. Hic.

    ReplyDelete
  13. Em khóc. Thương bà mẹ.

    ReplyDelete
  14. @Codet: Bấm nhầm sao mà tiêu mất cái comment của em rồi. Post lại nhé.
    Người ta có viết KHÔNG HAY rõ ràng (xem lại mấy cái thư đi cô) sao còn đọc chi cho mất công vậy?

    ReplyDelete
  15. Hồi trước em tìm thấy "tội lỗi hồn nhiên" của chị trên mạng. Ban đầu định đưa link lên nhưng thấy chị chưa post lên, em nghĩ là có lí do nên thôi. Em rất thích truyện ngắn này, "Hương lấy chồng" em cũng thích nhưng em thích "Tội lỗi hồn nhiên" hơn vì nó làm em nghĩ nhiều hơn.

    ReplyDelete
  16. Em đọc TKĐV từ lúc chị mới post. Phải nó thẳng thắn rằng sáu chương đầu của TKĐV dễ đọc hơn những chương đầu của VKTB. Thông thường sau khi tiểu thuyết thứ nhất đã có tiếng nói một cách nhất định trong lòng người đọc, người ta sẽ dùng nó như một chuẩn mực để đánh giá tiểu thuyết thứ hai, thứ ba... Nhưng em đã không dùng càm giác dành cho VKTB để đọc TKĐV ;D
    Điều duy nhất đọng lại sau khi ngừng thở, đọc một mạch sáu chương không phải là bầu trời qua khung cửa sổ - tứ này cực kỳ nên thơ - mà là sự đối thoại lần đầu của M và cô em gái sinh đôi. Như một người trong một không gian tối mịt, đối thoại với phần chưa nhận thức được của chính mình. Và em tin chắc những cuộc đối thoại đó sẽ còn tiếp diễn trong những chương sau. Biết đâu lại là nhân tố chính của tòan bộ tiểu thuyết ;D
    Nhưng em thích được một lần nữa nín thở đọc trọn vẹn tác phẩm của chị hơn là chỉ đọc có sáu chương...

    ReplyDelete
  17. Chời ơi, Codet chai sạn rồi,.

    ReplyDelete
  18. Em chỉ mong sớm được đọc nốt những chương còn lại. Không khóc, không sợ. Chỉ buồn.

    ReplyDelete
  19. @Le: Cũng không hẳn không thể có một Mai phải trải qua những sự va đập chát chúa với ngọai cảnh mới có một đời sống trong tâm tưởng phong phú như bạn Le nhận xét... Chỉ với một yếu tố "không có cha" cũng đã là một sự va đập vô ý thức rồi.. Đem so sánh Kiều trong lầu son gác tiá, gia đình phong lưu của Nguyễn Du với Mai trong "mẹ một con, không chồng, xa xứ" của chị Phượng, phải chăng lại là một sự cưỡng chế tư tưởng của người đọc dành cho tác phẩm mà bạn chỉ mới đọc được có sáu chương????

    ReplyDelete
  20. Bùi Giáng viết về Nguyễn Du và Shakespeare thế này:
    "Hai ông này giống nhau nhiều nhất ở điểm: nêu sự tình bi đát cùng độ, để thỉnh thoảng cho len lỏi vào những lời thơ phiêu bồng thơ ngây khôn tả. Nghĩa là nói cách khác: nêu ra sự chấn động của toàn khối hiện thể để khiến người ta khơi lại mạch nguồn tồn thể"
    Chị Phượng đi con đường ngược lại. Dùng những lời nguyên sơ phiêu bồng của tồn thể để làm vỡ vụn đi hình ảnh hiện thực mà người ta vẫn thấy.

    ReplyDelete
  21. Một câu hỏi có lẽ cần phải đặt ra ở đây. Vì sao Mai của TKĐV lại có một đời sống trong tâm tưởng phong phú đầy đặn như vậy? Nó tìm ra đường nó phải đi một cách chuẩn xác và kiên định, như thể có một hoa tiêu tài ba nào đó. Trong hiện thực, để khơi một mạch nguồn tồn thể chảy mạnh mẽ như vậy cần những sự va đập chát chúa với ngọai cảnh ("trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng"), đó là cách Nguyễn Du xây dựng nhân vật của ông ta. Phải chăng chị Phượng khi viết về tâm tưởng nhân vật đã cưỡng chế nó bằng chính đôi mắt tồn thể của mình?

    ReplyDelete
  22. Chung 1 suy nghĩ với Lê.

    ReplyDelete
  23. Vâng, em cũng hiểu ý chị rồi.

    ReplyDelete
  24. Em không nghĩ là có hai loại nhà văn: một viết bằng kinh nghiệm của mình và một viết bằng kinh nghiệm của nhân loại.
    Các nhà văn lớn là người tìm thấy được sự đồng cảm, cái chung giữa kinh nghiệm của mình và kinh nghiệm của nhân loại. Kafka viết các truyện đầy bế tắc, ám ảnh có thể xuất phát từ những kinh nghiệm cá nhân của ông (nỗi sợ bất lực, bất mãn với cha...) nhưng những tác phẩm của ông cũng phản ánh những kinh nghiệm chung của nhân loại, và là tiên cảm cho tương lai. Dostoevski hay Nguyễn Du cũng vậy.
    Bởi vì thực ra, giữa nhân loại và cá nhân ta, xét cho cùng, cũng đâu có gì khác nhau.
    Chắc tối nay em đọc truyện này.

    ReplyDelete
  25. @Cú Mèo: nói tiếp chỗ này một chút (kô phải vì muốn khăng khăng theo ý mình, mà vì nó khá thú vị để bàn tới).
    Bạn thấy sự sinh ra không có cha là nhát va đập lớn, là bởi bạn hình dung từ góc nhìn của bạn. Qua đó mà biết có cha là thế nào, kô có cha là thế nào. Với hòan cảnh của Mai thì chưa hẳn đã là vậy. Đúng là Mai sống rất nội tâm, giàu cảm xúc, nhưng dù thế nào thì cô ta cũng chỉ có thể cảm nhận dựa trên những gì cô ta CÓ. Cái phần KHÔNG CÓ hoặc CHƯA CÓ phải trải qua rất nhiều cọ xát với đời sống mới thấm thía được (đó mới đúng là sự va đập chát chúa cần thiết mà mình nói tới).
    Tuy nhiên, cái phần KHÔNG CÓ ấy vẫn có thể linh cảm được qua kênh tiềm thức. Nhưng kênh này không dễ mà tiếp cận rạch ròi được. Thường là có thể linh cảm đấy, nhưng không dễ mà hình dung khơi khơi thành những ý nghĩ mạch lạc theo thứ tự một, hai, ba, bốn, ...
    Và cuộc sống còn rất nhiều sự chi phối. Những mong cầu nhỏ bé nhất thời nào đó làm người ta bị ngắt ra khỏi mạch cảm xúc của tồn thể.
    Nhưng tất nhiên là vẫn có ngọai lệ (lâu lâu cũng thử đa diện một phát, dù not really my style :P )

    ReplyDelete
  26. Chị cũng nghĩ như em: ai lớn lao thì kinh nghiệm của riêng họ trở thành kinh nghiệm của nhân loại, chứ làm gì có một thứ kinh nghiệm nào đứng bên ngoài một con người. Nhà văn lớn thì khi đọc mình có cảm giác như họ suy nghĩ được, thở được, gánh vác được thân phận cho bao nhiêu người khác.
    Kafka, Proust, Joyce lấy mình ra để viết. Dostoevsky, Nguyễn Du lấy niềm đau của thời đại mình để viết. Đề tài của họ khác, nhưng tác phẩm của họ đều mang tính nhân loại: chúng nới rộng ý thức của chúng ta về mình.
    Loại 1 và 2 không có, nhưng loại 3 thì có.
    Linh đừng nghĩ chị mâu thuẫn, vừa nói xong ở trên bây giờ lại rút lời lại. Ở post trên chỉ là một cách nói thôi, nó hơi rhetoric. Khi trao đổi trên các forum, người ta dễ trở nên rhetoric. Thực ra chị không thích như vậy.

    ReplyDelete
  27. Người viết bình thường không viết bằng kinh nghiệm của mình thì viết bằng gì?
    Chỉ có những nhà văn rất lớn mới viết bằng kinh nghiệm của nhân loại.
    Những gì ở giữa hai cái ở trên, những cố gắng khách quan, hiện thực nửa đường, đều nhảm hết.

    ReplyDelete
  28. chị đóng blog truyện rồi hả? em định đọc lại...

    ReplyDelete