... fighting men for their women.
phuong: tui cứ hay nghĩ về 1 nơi nào đó êm đềm
tui muốn về quê ở đâu đó
nhưng tui đâu còn quê nữa
má sống ở thành thị, các liên hệ với bà con ở quê đã đứt hết
gia đình tui đã thực sự mất quê rồi, đô thị hóa hoàn toàn
và luôn luôn tiếc rẻ một cánh đồng, một cái lu nước, bờ sông
một cái lu nước như ở nhà dì Thư
bây giờ trời nóng, nhớ mùa mưa
bolo: nóng thiệt. ngày tui tắm mấy lần.
phuong: tui mới đọc một bài viết hay lắm
phuong: bài nói về lý luận văn học trong ánh sáng của darwin
bolo: vậy ha.
hình như tui thích những bài viết cảnh báo, phân tích về sự xuống cấp của loài người.
phuong: con người là con người
bolo: hình như tui lúc nào cũng lo ngại mơ hồ về tương lai ko sáng sủa của con người.
các con mình sống trong đó.
phuong: nhưng cũng là con vật, một con vật thuộc loài có xương sống, có vú, một con khỉ, một con tinh tinh
bolo: biết suy nghĩ.
phuong: cái lịch sử đó còn nặng trong chúng ta
bolo: nhưng suy nghĩ này còn bản năng.
nguời ta, động vật nửa người nửa thú. hehe.
phuong: mấy người tin vào tôn giáo muốn bóc con người ra khỏi lịch sử đó, nâng cao nó lên, gần như thần tiên vậy
con người tưởng thiệt
tự giả dối như điên
bolo: hehe. đó chính là sự kiêu ngạo của con người.
chết ở chỗ đó.
họ coi thường trái đất.
phuong: tác giả kể lại hồi học tiến sĩ, đọc Iliad của homer
bolo: and?
phuong: trường thi nói về chiến tranh
bolo: tui biết.
phuong: máu chảy như suối
người chết quá trời
người ta nói với binh lính câu này:
bolo: what?
phuong: "ai chưa hãm hiếp được vợ của một người thành troy nào đó, thì chưa vội về nhà"
bolo: chà, gê wá.
đồ mọi.
phuong: tác giả kể cứ loay hoay hoài không giải thích được sự khát máu
bởi vì tác giả nghi ngờ các động cơ khác của chiến tranh
bolo: hay.
phuong: nên không làm bài được
bolo: động cơ thực là gì?
phuong: tự nhiên tình cờ, tác giả lượm được cuốn "con tinh tinh trần trụi" , một cuốn sách dòng darwin
bolo: à.
phuong: và tác giả ráp hai cuốn lại, thì mọi việc đều khớp
và trở nên rõ ràng
bolo: cho tới giờ, ai làm chiến tranh cũng nói mình chính nghĩa. hehe.
động cơ gây chiến tranh?
phuong: thì ra các loại chính nghĩa chỉ để che đậy cái con tinh tinh trần trụi
bolo: chiến tranh thực chất là đi giết người qui mô lớn.
phuong: nói tóm lại thì nó rất ngắn và rõ ràng:
bolo: chính xác. tui từng nghĩ vậy.
phuong: người ta đánh nhau để dành đàn bà
bolo: đúng.
của cải.
+đất đai, nhà cửa.
đó là lý do chính chính chính.
phuong: đối với đàn ông, đất đai, nhà cửa là để dụ đàn bà
tại vì đàn bà ham đất đai, tiền bạc, quyền lực
nên đàn ông kiếm những thứ đó về để dụ đàn bà
y như con khỉ chúa
bolo: ya.
phuong: hồi thời homer, đàn ông nào có chút tiền, quyền đều có vợ và các nô lệ tình dục mà họ coi là của cải
y như con tinh tinh trần trụi, không cho các con yếu hơn có vợ, nó muốn dành hết về mình
và các con cái thì thích đi theo mấy con mạnh và được dâng nhiều thức ăn
thời homer: cũng có nạn bóp mũi con gái chết vì con gái không làm ra tiền, ko đóng góp cho dòng họ, chỉ đi làm vợ, trở thành của cải của những dòng họ khác
bolo: ya.
phuong: thời homer: một mặt bé gái sơ sinh bị giết, một mặt mấy người giàu dành hết vợ và nô lệ gái
bolo: tui có một thắc mắc: đã từng có chế độ mẫu hệ.
phuong: không có chế độ mẫu hệ nào tồn tại quá mức các bộ lạc
bolo: nhưng vì sao tới những thời đại phụ nữ bị coi rẻ rúng cực kỳ.
phuong: vì phụ nữ không giỏi chiến tranh, cho nên ko cướp được đất
mà bị cướp
bolo: chắc đến khi chế độ nô lệ phát sinh.
thì chế độ mẫu hệ sơ khai bị diệt vong.
phuong: cho nên khi xã hội chuyển từ bộ lạc sang quốc gia, thì các xã hội phụ nữ bị tiêu diệt hết
vì đánh thua mà
phuong: trở lại thời homer:
nhiều bé gái sơ sinh bị giết, và những người giàu có nhiều vợ, đương nhiên sẽ bị thiếu phụ nữ
cho những người bình thường
chiến tranh xảy ra là để cướp đàn bà về làm nô lệ tình dục, đó là ý chính, thời xa xưa
sau này thì chiến tranh xảy ra là để dành đất đai quyền lực, mà đất đai quyền lực là để dụ phụ nữ, thì cũng như nhau
con đực đánh nhau để dành con cái
còn mấy cái chính nghĩa này nọ là để hoa hòe bên ngoài thôi
bolo: dồng ý.
phuong: con đực dành con cái rồi bơm tinh trùng vào càng nhiều con cái càng tốt, đó là lý tưởng của con tinh tinh
bolo: thời hiện đại, tui nghĩ ngoài nhu cầu phụ nữ, thì nhu cầu quyền lực, danh vọng, của cải ... cũng là những nhu cầu hiện đại.
phuong: những nhu cầu hiện đại đó: quyền lực, danh vọng, của cải... đối với con đực cũng là để cho con cái ham
bolo thấy mấy ông có tiền có của có quyền rồi là ham đi kiếm gái là vậy
đem tiền của ra để biến con gái trẻ thành của mình
nghĩa là ham quyền, tiền cũng vì con cái
còn con cái ham quyền, tiền, vì những thứ đó bảo đảm cho nó nuôi được con trong điều kiện tốt nhứt
bolo: ya.
phuong: tui đồng ý với ông này là ko thể tách rời văn học khỏi khoa học được
vì những đóng góp của khoa học để chúng ta hiểu bản chất con người rất sâu rộng
bolo: ya.
phuong: văn học đi đường riêng, tự một mình đi tìm bản chất con người thì là một con đường còn xa hơn tự nó đã là một con đường xa, thật là dài
ví dụ khổng tử nói nhân chi sơ, tính bản thiện
đỗ lỗi hết những xấu xa của con người cho giáo dục và xã hội
phuong: tính bản thiện, cộng thêm một hệ thống đạo đức tốt đẹp, mà sao mấy ngàn năm con người cứ đánh nhau, đè nhau, đốt nhà cướp của, hãm hiếp phụ nữ hoài?
bolo: giả dối.
tui tin rằng, trong con người lun có bản năng thú.
một người tốt lun đè nén con thú đó.
qua hàng ngàn năm, con thú nhỏ dần.
hiện tại, con thú trong con người vẫn còn lớn.
con người hiện đại vẫn lun có một phần thú.
nếu con người phấn đấu tốt, có thể vài ngàn năm nữa, con người sẽ là con người thực sự.
nhưng con đường ấy còn xa.
phuong: có thể lý trí và sự yêu cái đẹp (cũng là một bản năng) làm cho con người tốt dần lên
bolo: con người hiện đại vẫn có một số người thực sự hoàn thiện.
số đó ít oi.
phuong: nhưng chuyện chưa ngã ngũ
hiện bây giờ thì các qui tắc kinh tế điều khiển thế giới
bolo: ya. karl marx nói đúng. thế giới này được điều khiển bởi qui luật tư bản.
phuong: sợ là ko bao giờ thoát khỏi những qui luật này
bolo: của cải là tư bản khi nó được dùng để sản sinh thêm.
đạt được tư bản lớn nhất là mơ ước của từng con người hiện đại.
để có phụ nữ đẹp. hehe.
phuong: he he
hôm nay tui lại thấy buồn
bolo: nếu tui 30 tuổi và là một nhà tư bản lớn, tui sẽ hành động hợp qui luật.
phuong: đúng rồi
bolo: tạo thêm tư bản và sở hữu nhiều phụ nữ đẹp.
nếu tui ko làm thế, tui tự diệt vong.
phuong: cho nên câu hỏi hôm nay không phải là cái gì đúng cái gì sai, mà con cơ bản hơn nữa
bolo: người hiện đại thành công phải là một nhà tư bản.
phuong: tui muốn nói là câu hỏi ngày xưa các cụ đặt ra dầu sao cũng còn dễ hơn câu hỏi bây giờ mình đặt cho mình
phuong: các cụ chỉ hỏi: tôi làm thế nào thì đúng, thế nào thì sai?
còn mình thì hỏi: tôi có mặt ở đây là đúng, hay là sai?
bolo: câu này hay.
phuong: cứ giữ gìn nòi giống hoài để làm gì vậy?
bolo: câu hỏi này đúng.
phuong: tàn sát đồng loại, tàn sát thiên nhiên, làm lụi tàn trái đất để giữ gìn dòng giống của TÔI
Bài được nói tới trong chat chit là Evolution of the Theses của Johathan Gottschall
bolo là ai, em muốn gặp bolo (cây này được hiểu như một câu cảm thán!)
ReplyDelete;)
bolo là anh của thằng bala nổi tiếng lắm, em biết nó hông? Ở đâu người ta cũng trích dẫn em này: blah blah blah...
ReplyDeletehôm qua, nhân tiện đang nói về con người và thiên nhiên, một cậu bé 15 tuổi tâm đắc câu nói của một nhà khoa học : "nếu con người biến mất, trái đất này vẫn phát triển thậm chí tốt hơn. nhưng nếu loài côn trùng biến mất, trái đất này bước vào giai đoạn lụi tàn".
ReplyDeleteQuy kết những cái xấu xa bên trong con người cho con tinh tinh, biến con tinh tinh thành hình tượng đại diện cho những xấu xa ấy, vậy thì bất công cho con tinh tinh quá.
ReplyDeleteSự tách bạch con người thành 2 phần: con / người; đơn thuần là trò chơi của âm thanh. Cắt bỏ đi một trong hai đều có thể ép phần còn lại vào sự hiểm nguy bội phần.
Khi mê bùn chỉ là bùn
Ngộ rồi mới biết trong bùn có sen
Khi mê sen chỉ là sen
Ngộ rồi mới biết trong sen có bùn
Khi mê tình chỉ là tình
Ngộ rồi mới biết trong tình có dâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ rồi mới biết trong dâm có tình (Nguyễn Bảo Sinh)
Phải chăng như vậy là lập lờ hai mặt? Không phải. Như vậy để tránh tình trạng vong bản. Chạy trốn từ sự cực đoan này sang một quái thai khác. Nếu vứt bỏ bản ngã "tinh tinh" đi, e rằng con người còn quái dị đáng sợ hơn muôn phần con người ngoài hiện thực mà ta vẫn biết.
Thế kỷ trước ở VN có một nhà thơ tự nhận mình là thi sỹ đười ươi. Có lẽ ông là người tử tế nhất trong những người tử tế. Thơ của ông nhân bản nhất trong những vần thơ nhân bản.
sự quyến rũ thú tính dẫn tới sự chiếm hữu giới tính...
ReplyDeleteLiệu có ai coi chiến tranh, giết chóc, chiếm hữu phụ nữ là một con đường để giải thoát kô ? Nếu xem đó chỉ là bùn, thì trong bùn lại có sen mà. Ở một số hoàn cảnh và thời điểm, sex còn là chìa khoá để ngộ mà.
ReplyDeleteChị Phượng có vẻ chịu ảnh hưởng của thuyết Darwin xã hội?
ReplyDeleteViệc cướp và hãm hiếp phụ nữ trong các cuộc chiến tranh thường có hai ý nghĩa: một là để thỏa mãn bản năng "tinh tinh", tìm cách giao hợp với càng nhiều con cái càng tốt để tăng khả năng truyền giống cho đời sau. Hai là việc này có dụng ý nhằm diệt chủng nhóm người thua trận kia về mặt sinh học lẫn văn hóa: một khi đàn ông bị giết hết và đàn bà mang trong bụng những đứa con của kẻ thắng trận thì nhóm người kia coi như là biến mất rồi. Như vậy, cái bản năng tồn tại và để lại nòi giống cho đời sau luôn tồn tại trong mỗi con người, nó luôn tồn tại ở thú vật thì chẳng có lý gì nó lại không tồn tại trong con người. Nhưng quy human nature chỉ là nó thì có lẽ đơn giản quá chăng?
Linh:
ReplyDeleteBây giờ các nhà khoa học theo Darwin cũng bắt đầu chứng mình rằng tình yêu dành cho cái đẹp, kể cả cái đẹp tinh thần như sự công bằng, lòng vị tha, sự đùm bọc, tính xã hội... cũng có trong bản năng. Sen trong bùn, như Le dẫn. Sen trong bùn hay bùn trong sen là tùy người nói lạc quan hay bi quan.
Cái này cũng do bản năng Mưu cầu quyền lực của muôn loài. Thực ra em cũng không biết con người bản chất thiện hay ác nữa. Foucault nhìn sự mưu cầu quyền lực này với cả mặt mạnh lẫn mặt tốt của nó, như là quy luật của sự sống vậy. Cám ơn cái link của chị ! Dù gì em cũng không thể hiểu nỗi tại sao phụ nữ lại bị mang "giá trị vật chất" từ xưa đến nay. :( Nên đọc đi đọc lại, chỉ có cách giải thích về quyền lực của Foucault là khiến em dễ hiểu nhất.
ReplyDeletePS: Chị có nhiều bài hay quá mà em chưa đọc. Đừng đóng cửa blog nha chị !