Sunday 8 October 2006

Poetry

Thơ có lẽ là môn nghệ thuật cổ xưa nhất. Người ta học thuộc, rồi đọc, truyền miệng cho nhau những bài thơ mà không cần có sự giúp đỡ của vật chất. Trong khi những hình thức nghệ thuật khác được truyền tải qua vải bố và sơn, giấy và mực in, hay là một ban nhạc đàn giây, thì thơ sống bằng trí nhớ của loài người, một thứ gần với thể khí hơn là thể rắn.





Chúng ta bây giờ sống trong một thế giới vật chất. Theo T.S. Eliot, kiến thức đã thay thế cho chiêm nghiệm, và thông tin đã thay thế cho kiến thức (Where is the wisdom we have lost in knowledge? / Where is the knowledge we have lost in information?). Sống trong thời này chúng ta không muốn nhớ nhiều, vì còn để dành chỗ trong trí cho những thông tin dồn dập hàng ngày. Một bài thơ không có ý nghĩa gì mấy nếu chúng ta không nhớ nó. Vì vậy, bây giờ có rất ít người đọc thơ.



(Hôm qua đưa kịch bản NT nhờ D xem. Một nhân vật chính trong phim là một người làm thơ. Lúc quay lại D nói những người trẻ có lẽ không hiểu cái  động lực đẩy câu chuyện đi. Đối với họ, thơ ít hoặc không có ý nghĩa gì.)

4 comments:

  1. hi chi P.
    ...Chúng ta bây giờ sống trong một thế giới vật chất. Theo T.S. Eliot, kiến thức đã thay thế cho chiêm nghiệm, và thông tin đã thay thế cho kiến thức (Where is the wisdom we have lost in knowledge? / Where is the knowledge we have lost in information?)....
    Doan trich nay ko ro y lam va lam ng doc bo confused giua loi dich va loi trich dan, chi co the giai thich dc ro hon ko?
    Cam on nhung bai viet cua chi
    M4u

    ReplyDelete
  2. @mac4u: Đâu rồi chân lý (kết quả của chiêm nghiệm và chắt lọc) ta để rơi lạc trong kiến thức? Đâu rồi kiến thức ta để rơi lạc trong thông tin? (Where is the wisdom we have lost in knowledge? / Where is the knowledge we have lost in information?)
    Theo tôi hiểu thì thế giới vật chất không trực tiếp can hệ ở đây. Vấn đề mà hai câu dẫn trên đặt ra là so với con người trong quá khứ, con người hiện đại phải thu nạp một cách thụ động quá nhiều thông tin, quá nhiều kiến thức. Và không đủ thời gian và sự đầu tư cần thiết cho việc tiêu hóa và biến đổi chúng thành những tri thức tinh lọc hơn.

    ReplyDelete
  3. Theo T.S. Eliot, kiến thức đã thay thế cho chiêm nghiệm, và thông tin đã thay thế cho kiến thức (Where is the wisdom we have lost in knowledge? / Where is the knowledge we have lost in information?)....
    Wisdom, trong câu này, theo tôi, nên dịch là "minh triết", "cái khôn" của những bậc hiền giả ngày xưa. Có tri thức thì mất minh triết, có thông tin thì mất tri thức.

    ReplyDelete
  4. Cám ơn bác nguyen q về chữ "minh triết". Nhờ làm blog mà học hỏi được nhiều thứ quí.

    ReplyDelete