Thursday 30 August 2007

Ai lạc lõng, ai kiêu hãnh?


lost
ảnh của Kev de Babe


Một cái chai mang nước sạch đến cho chúng ta uống đang làm ô nhiễm dòng nước sạch của trái đất.

Cái chai nhựa này cần ít nhất 20 năm để tự phân hủy. Hai mươi năm nữa nó sẽ biến mất khỏi dòng nước, sau khi đã để lại một ít chất độc hại.

Dĩ nhiên, tôi có thể trách riêng người nào đó vô ý thức đã ném cái chai xuống nước, có lẽ trong một lần đến đây ngắm dòng suối. Chúng ta lưu dấu bước chân mình trên quê hương mình như vậy sao?

Nhưng trách một người vô hình xong, vấn đề vẫn còn nguyên vẹn. Nếu cái chai này không nằm ở đây, nó sẽ nằm trong một bãi rác thành phố, cũng cần 20 năm để biến khỏi mặt đất, cũng để lại một ít ô nhiễm. Nước ta không có hệ thống tái sinh nhựa. Nếu thỉnh thoảng đi chợ bạn nhận được một cái bao ni lông đùng đục và không thơm tho, bạn nên biết ơn những người nghèo suốt ngày bươi móc trong bãi rác, chịu đựng sự hôi hám để giúp tái sinh một phần nhỏ số nhựa chúng ta ném trên quê hương của mình. Cái chai sẽ biến thành một cái bao ni lông, cái bao ni lông lại biến thành một cái bao ni lông, và khi những cái bao ni lông quá nhỏ vất bừa bãi khắp nơi, thì những người sống về nghề bươi rác cũng không buồn nhặt chúng nữa, vì nhặt suốt đời cũng không bán được bao nhiêu tiền.

Cái chai nhân danh sự tinh khiết của nước, làm ô nhiễm dòng nước của mặt đất. Người giàu càng uống nhiều nước tinh khiết trong chai, người nghèo càng phải uống nhiều nước dơ vì những cái chai của người giàu làm cho dơ. Và cá, chim, cây cỏ, mặt đất, bầu trời, nghĩa là tất cả những thứ chúng ta gọi là quê hương.




pride
ảnh của Kev de Babe


9 comments:

  1. Dương Thanh Vân30 August 2007 at 01:03

    Neu ko biet bao ve moi truong minh dang song thi do la mot toi ac. Ma da co Toi Ac thi se co Hinh Phat.

    ReplyDelete
  2. hình phạt ở VN là điều...ko tưởng!

    ReplyDelete
  3. VN chắc phải copy mô hình của Đức rồi: cứ một chai nhựa nước suối 500ml người mua phải trả 50 cent (=10.000 vnd), số tiền này được trả lại khi người mua mang chai kg ra trả lại cho cửa hàng.
    VN mình có thể làm được, em nghĩ chỉ là vấn đề thời gian và quyết tâm làm hay không thôi. Việc phân loại rác cũng thế, em thấy TV, báo đài tốn biết bao nhiêu tiền của để phát động phong trào...nhưng rồi cuối cùng cũng bỏ xó sau đó vì chưa có một system tốt.
    Rồi bây giờ lại là việc đội mũ bảo hiểm ở Saigon - đây là lần thứ 3 chính phủ bắt người dân thi hành...nhưng có vẻ cũng sẽ không thành công.
    Em nghĩ, chỉ cần quyết tâm một chút, làm việc có hệ thống 1 chút thì mọi thứ sẽ trở nên hoàn hảo như mình muốn

    ReplyDelete
  4. Nilon và nhựa cần rất nhiều năm để phân hủy, điều này kg phải ai cũng biết. Nhưng Nilon và nhựa thì hầu như ai trong chúng ta cũng dùng, dùng xong rồi vất không hề suy nghĩ gì cả.
    Ta có thể nghe ra rả suốt ngày rằng cần phải "Bảo vệ môi trường", nhưng hằng ngày chúng ta vẫn thấy vô thiên lủng chai nhựa cùng rác thải chất đống trên đường và trôi lềnh bềnh dưới kênh đen.
    Có một nghịch lý rằng nơi nào đề bảng cấm đổ rác thì nơi đó ngập ngụa trong rác.
    Ôi, chuyện dài nhiều tập...

    ReplyDelete
  5. Uh, em cũng cho là thế, cứ cái gì cũng quy thành tiền thì tự nhiên người ta tuân theo. Chỉ có điều, người VN, sự cẩu thả và bừa bãi thành một thói quen bám chặt, nếu muốn họ thay đổi phải đợi rất lâu.

    ReplyDelete
  6. Kỳ đà là cha cất ké,cất ké là mẹ kỳ nhông , kỳ nhông là ông kỳ đà,kỳ đà là cha cất ké .........................đất nứoc ta trong một vòng lẩn quẩn . Ai mở nối cho cái vòng tròn để trả lại một đường cong ?????????????????????

    ReplyDelete
  7. do sự không kiên quyết, thói quen cố hưũ của người Việt, nhất là những người nắm giữ vị trí quan trọng trong chính quyền. họ không bao giờ làm việc gì đến nơi đến chốn và những việc tức thì phản ứng rồi lại êm ru của họ là trò cười cũng giống sự lờn thuốc ở người dân.
    bạn vịt rất sợ túi nilon! đúng là không biết bao giờ mình đừng dùng nó nữa...

    ReplyDelete
  8. Nhớ phim gì ...à, Thượng đế cũng phải cười (The Gods must be crazy) có chú thổ dân Nxau cầm cái chai đi vứt...

    ReplyDelete
  9. Bài này viết hay quá, và rất sâu sắc. Thật đáng tiếc là chưa có quan chức nào để tâm đến việc này cả. Hơn chục năm về trước, túi ni lông là một thứ của hiếm, người ta gói bánh trong lá chuối, lá dong, mang làn đi chợ, ủ bánh mì trong giấy báo... rác nhiều nhưng nhanh biến mất, chẳng bù cho bây giờ

    ReplyDelete