Monday 20 August 2007

Không tựa

Mấy hôm nay đọc bài của các bạn trong danh sách friends & favorites. Nhận ra có bao nhiêu người tài, và nhiều người yêu người nữa. Mà ai cũng trẻ hơn mình.


Thế giới sẽ dần tốt đẹp hơn. Thấy vui, cảm động, lẫn chút ngậm ngùi.

Ngậm ngùi cho thế hệ của mình, mà có người gọi là "thế hệ vàng". Tôi chẳng thấy vàng kim gì cả, chỉ thấy một thế hệ lỡ dở trong tất cả mọi chuyện.

Những người sinh cùng năm, học cùng trường với tôi, thời trung học/đầu đại học đã sống qua những năm cuối của chiến tranh, phần lớn đi nước ngoài, phần lớn lở dở chuyện học hành, chuyện lý tưởng, không biết mình thuộc về đâu, mơ hồ về văn hóa, về quê hương. Bất đồng về giá trị, về chính trị làm tan hoang nhiều tình bạn mà khi tuổi trẻ qua rồi không gầy lại được nữa.

Một thế hệ không có bạn để kể câu chuyện của mình. Hoặc là không biết kể. Lâu ngày rồi họ cũng đánh mất lịch sử của mình. Một thế hệ cô đơn khủng khiếp.

Và hoang mang đến nỗi không biết nói gì về nỗi cô đơn ấy.


Nhiều khi muốn đi chết cho rồi, đời dài quá. Nhiều khi muốn sống lại lần nữa, và lần nữa, và lần nữa, vì chằng bao giờ sống xong. Đời lúc nào cũng lỡ dở.


26 comments:

  1. em thấy thế hệ của em cũng nhiều nỗi buồn, chủ yếu là nỗi buồn loay hoay không biết mình đang ở đâu, đi đâu...

    ReplyDelete
  2. Dù gì thì em cũng biết ngậm ngùi chút chút khi đọc đến câu "Một thế hệ không có bạn để kể câu chuyện của mình", như vậy là thế hệ (hi vọng là) đỡ "lở dở" hơn này vẫn có thể lắng nghe thế hệ "lở dở" ấy nói đôi câu chuyện chị nhỉ :P

    ReplyDelete
  3. lúc nào em cũng đợi chờ những dòng viết của cô...

    ReplyDelete
  4. Chị hiểu nhầm em rồi, "lỡ dở" là người Bắc nói, còn người Nam nói "lở dở" mà :P Em nói tiếng Bắc cho nên từ "lở dở" chị viết em để trong ngoặc kép.

    ReplyDelete
  5. :(
    nhưng mà em có cảm giác thế hệ bây giờ có nhiều nỗi buồn tủn mủn hơn ???!!!

    ReplyDelete
  6. tụi chị gồm vài bà hơi già thường than thân trach phận sao tuổi trẻ chúng mình buồn quá moi cái không có cái bắt đầu không có cái kết thúc...và cũng không có tên gọi.Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỹ....
    cám ơn P nhiều lắm nếu chị rền rĩ nữa lại thành sến

    ReplyDelete
  7. tụi chị gồm vài bà hơi già thường than thân trach phận sao tuổi trẻ chúng mình buồn quá moi cái không có cái bắt đầu không có cái kết thúc...và cũng không có tên gọi.Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỹ....
    cám ơn P nhiều lắm nếu chị rền rĩ nữa lại thành sến

    ReplyDelete
  8. @lily: Tiếng Việt chị học cũng vẫn chưa xong, em thấy đó.

    ReplyDelete
  9. Cám ơn lily. Dầu nói thế nào thì cũng phải thống nhất một cách viết thôi. Chị đã sửa lại rồi, để chứng tỏ mình cũng có khi cố gắng đàng hoàng.

    ReplyDelete
  10. Em thấy người nào, thế hệ nào rồi cũng lắm chuyện loay hoay!

    ReplyDelete
  11. Em thích em Lily. Mà em Lily rất thích chị. Em biết chị nhờ LiLy. Tự hỏi ko biết vì sao bây giờ mới biết blog chị. Em thích lối viết này, thích cách dùng từ này, thích cái không khí văn chương này. Mong được đọc nhiều bài viết của chị nữa.

    ReplyDelete
  12. ;( có những nỗi buồn không nói được và những niềm vui không chia sẻ... Cái buồn mà mình viết ra được nó chỉ còn là 1% cái buồn thật sự. Cái vui viết ra được nó cũng chỉ còn 1% cái vui thật sự... Em thấy thế hệ nào cũng có cái cô đơn riên của nó. Mà em không thích cô đơn...

    ReplyDelete
  13. Hôm nay thấy bài của chị trong trang gio-o
    http://www.gio-o.com/aongon.html

    ReplyDelete
  14. thế em ( thế hệ đỡ lở dở ) đang thèm thuồng nhìn thế hệ mới tinh tươm bi j. sao mà chúng nó sướng thế.. và ganh tị với thề hệ "lở dở" trước, sao ng ta yêu nhau chân thành thế.
    :D .. chắc là em tham lam nhất nhà

    ReplyDelete
  15. hihi Em thì yêu thế hệ của chị và cả thế hệ của em ^^

    ReplyDelete
  16. Em nghĩ rằng mỗi thế hệ đều có một cách kể của riêng mình. Có thể đối với thế hệ trẻ hiện nay, đa phần chọn cách kể thành những câu chuyện online cho mọi người cùng chia sẻ, đồng thời đánh dấu những cột mốc trong đời sống của riêng mình. Những người lớn thì thường lưu lại cuộc đời trong ký ức và chỉ kể khi cao hứng, khi tụ tập gia đình, bè bạn, khi hạnh phúc hay đau buồn. Những câu chuyện đó nhiều khi không liền lạc, không trôi chảy, không văn chương nhưng nó rất là sống động. Cho nên cô đơn hay không là do mỗi thế hệ chọn cách giữ lại hay bày tỏ mình ra với mọi người.

    ReplyDelete
  17. Nhiều khi muốn đi chết cho rồi, đời dài quá. Nhiều khi muốn sống lại lần nữa, và lần nữa, và lần nữa, vì chằng bao giờ sống xong. Đời lúc nào cũng lỡ dở...
    Em cũng thấy đời mình lúc nào cũng lỡ dỡ và lẫn lộn như trên. Mà có muốn sống lại lần nữa, em muốn làm cây cà lem. Liếm một cái là hết veo đời.

    ReplyDelete
  18. Rồi đến tuổi của chị, bọn em lại nhìn và buồn cho thế hệ bọn em thôi.
    Ngay bây giờ em đã buồn rồi.

    ReplyDelete
  19. Chia sẻ rất nhiều với chị trong entry này. Em từng đọc bút ký của Nguyễn Văn Thọ viết về những thợ khách Việt trên đất Đức. Xúc động đến rùng mình và cảm nhận rõ hơn bao giờ hết những nỗi niềm của một thế hệ lỡ dở. Giữa Paris, rất nhiều khi em cũng có cái cảm giác "hoang mang đến nỗi không biết nói gì về nỗi cô đơn ấy", như chị viết.
    Nói chung, đời lúc nào cũng lỡ dở. Sinh ra trên đời là lỡ dở rồi.

    ReplyDelete
  20. Thêm vài năm nữa thì đến cái thế hệ "trẻ" so với chị sẽ có một số lượng lớn lại viết những dòng như chị. Một số nữa thì "ngày đã hết và tôi ko ở lại / Tôi sẽ đi nhưng không biết đi đâu". Hình như tất cả đều nằm trong 1 vòng tròn chứ ko tốt hơn cũng chẳng tệ đi. Nó đổi khác rồi từ từ đưa về điểm khởi đầu (hình như là vậy ....)

    ReplyDelete
  21. có thể có những loay hoay về cuộc sống, đường đi, quan niệm thẩm mỹ, hạnh phúc, yêu đương ... của mỗi thế hệ nhưng không có gì nặng nề bằng di chứng trong những thế hệ cầm súng bắn nhau.

    ReplyDelete
  22. Đinh Hằng (Yêu Quái Bàn Cuối)23 August 2007 at 23:19

    trước giờ cháu mới chỉ thấy người lớn than phiền về giới trẻ và những "thói xấu" của giới trẻ chứ chưa bao giờ thấy một ai lại buồn về chính thế hệ của mình. theo cháu nghĩ thì, mỗi thế hệ đi qua đều có những điều đáng tự hào và những điều đáng buồn riêng. nhưng điều quan trọng là chúng ta sống ra sao, vì không thể nói rằng cả triệu con người lớn lên từ một thế hệ đều có cuộc sống giống như nhau. Rất nhiều blogger thuộc thế hệ lớn hơn cháu rất nhiều lại có niềm vui khi tiếp xúc và chuyện trò với những người trẻ thuộc thế hệ của cháu. vì thế cháu nghĩ, những ưu tư và nỗi niềm thế hệ mà cô đã nói, không nhất thiết cứ phải chia sẻ với những người cùng thế hệ, người ta lập ra blog để chia sẻ và biết đâu lại có người sẻ chia được với cô thì sao?

    ReplyDelete
  23. Con thấy chính cái thế hệ lỡ dở ấy lại tốt đẹp hơn thế hệ hiện đại này nhiều. Bởi trong cái thế hệ này, hình ảnh những ng` học trò đúng mực đã ko còn đc tìm thấy nữa. Nói tục, chửi thề, chạy theo xu hướng hiện đại với cách ăn mặc đánh mất đi bản sắc dân tôc... là việc quá thường để thấy. Nhiều khi có dịp đi lên Q.1, Q.3, thấy những mái đầu xanh như mình đã trở thành đủ màu sắc, "già" hơn cg có, đỏ có, vàng có, chợt tự nhiên thấy mất cảm tình quá...

    ReplyDelete
  24. Những entry chị viết luôn đọng lại trong em một dư vị ngậm ngùi. Cảm ơn những dòng chị viết đã mở ra một chiều sâu khác vể cuộc sống. Theo em thế hệ nào cũng có những nỗi cô đơn của riêng mình...

    ReplyDelete
  25. Chợt nhớ một câu của Hemingway trong 'Paris, a moveable feast': "You are all a lost generation." Câu này mình tâm đắc khi học thì học anh văn mà ra đời đi bán sách Liên xô, tiếng Anh không dùng...

    ReplyDelete
  26. Mỗi thế hệ dường như có một nỗi buồn riêng. Có điều người ta cảm nó như thế nào, bày tỏ ra sao. Con người luôn loay hoay đi tìm câu hỏi: ta là ai, ta tồn tại làm gì và rồi ta sẽ đi về đâu. Nỡi buồn ấy như xuyên qua cả thời gian, không gian và làm ta day dứt mãi.

    ReplyDelete